Dữ liệu

Trang thẻ Dữ liệu xác định những thuộc tính biểu mẫu mà tham chiếu đến cơ sở dữ liệu được liên kết đến biểu mẫu.

Xác định nguồn dữ liệu vào đó dựa biểu mẫu, hoặc ghi rõ nếu người dùng có quyền chỉnh sửa dữ liệu không. Ngoài các chức năng sắp xếp và lọc đều ra, bạn sẽ cũng tìm các thuộc tính cần thiết để tạo một biểu mẫu con.

Để truy cập lệnh này...

Mở trình đơn ngữ cảnh của một phần tử biểu mẫu đã chọn, sau đó chọn mục Biểu mẫu > (thẻ) Dữ liệu

Mở thanh công cụ Điều khiển Biểu mẫu hay Thiết kế Biểu mẫu, nhấn vào biểu tượng Biểu mẫu va nhấn vào thẻ Dữ liệu


Cho phép sửa

Xác định nếu dữ liệu có thể được sửa đổi không.

Cho phép thêm vào

Xác định nếu dữ liệu có thể được thêm không.

Cho phép xóa

Xác định nếu dữ liệu có thể được xoá không.

Chu kỳ

Xác định phương pháp duyệt bằng phím Tab. Dùng phím Tab, bạn có thể tiếp qua biểu mẫu. Đồng thời bấm phím Shift thì đi ngược lại. Trong trường đầu tiên hay cuối cùng, cú bấm phím Tab có hiệu ứng khác. Hãy xác định điều khiển phím bằng những tùy chọn này:

Tùy chọn

Nghĩa

Mặc định

Thiết lập này tự động xác định một chu kỳ theo một liên kết cơ sở dữ liệu đã tồn tại: biểu mẫu chứa liên kết cơ sở dữ liệu thì phím Tab khởi tạo chuyển đổi tới bản ghi kế tiếp hay về bản ghi trước khi rời trường cuối cùng (xem Mọi bản ghi). Không có liên kết cơ sở dữ liệu thì hiển thị biểu mẫu kế tiếp/trước (xem Trang hiện có).

Mọi bản ghi

Tùy chọn này áp dụng chỉ cho biểu mẫu cơ sở dữ liệu. Nó được dùng để duyệt mọi bản ghi. Dùng phím Tab để rời trường cuối cùng của biểu mẫu thì bản ghi hiện thời được thay đổi.

Bản ghi hoạt động

Tùy chọn này áp dụng chỉ cho biểu mẫu cơ sở dữ liệu. Nó được dùng để duyệt bên trong bản ghi hiện thời. Dùng phím Tab để rời trường cuối cùng của biểu mẫu thì bản ghi hiện thời được thay đổi.

Trang hiện thời

Khi rời trường cuối cùng của biểu mẫu, con trỏ sẽ nhảy tới trường đầu tiên của biểu mẫu kế tiếp. Đây là ứng xử tiêu chuẩn cho biểu mẫu HTML vậy tùy chọn này thích hợp đặc biệt cho biểu mẫu HTML.


Chỉ thêm dữ liệu

Xác định nếu biểu mẫu chỉ cho phép thêm dữ liệu mới (Có), hoặc nếu nó cũng cho phép thuộc tính khác (Không).

Biểu tượng Ghi chú

Đặt Chỉ thêm dữ liệu thành « Có » thì không thể sửa đổi hay xoá dữ liệu.


Kiểu nội dung

Xác định nếu nguồn dữ liệu là bảng hay truy vấn đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu, hoặc nếu biểu mẫu sẽ được tạo ra dựa vào một câu lệnh SQL.

Nếu bạn chọn hoặc « Bảng » hay « Truy vấn », biểu mẫu sẽ tham chiếu đến bảng hay truy vấn bạn xác định dưới Nội dung. Bạn muốn tạo một truy vấn mới hay biểu mẫu con thì bạn cần phải bật tùy chọn « SQL ». Vậy bạn có thể gõ câu lệnh cho truy vấn SQL hay biểu mẫu con một cách trực tiếp vào hộp Nội dung danh sách trên trang thẻ Dữ liệu của Thuộc tính Điều khiển.

Liên kết các trường chính

Nếu bạn tạo một biểu mẫu con, hãy gõ trường dữ liệu của biểu mẫu cha dùng để đồng bộ giữa biểu mẫu cha và biểu mẫu con. Để gõ nhiều giá trị, bấm tổ hợp phím Shift+Enter sau mỗi dòng nhập vào.

Biểu mẫu dựa vào một câu lệnh SQL; chính xác hơn, vào một Truy vấn Tham số. Gõ tên trường vào hộp Liên kết các trường chính thì dữ liệu nằm trong trường đó của biểu mẫu chính sẽ được đọc cho một biến bạn cần phải nhập vào trường Liên kết các trường phụ. Trong câu lệnh SQL thích hợp, biến này được so sánh với dữ liệu bảng đến đó biểu mẫu con tham chiếu. Hoặc bạn có thể gõ tên cột vào hộp Liên kết các trường chính.

Chú ý đến thí dụ này:

Biểu mẫu dựa vào một bảng cơ sở dữ liệu là, chẳng hạn, cơ sở dữ liệu khách hàng (« Khách »), trong đó mỗi khách hàng đã nhận một số hiệu trong trường dữ liệu tên « Mã_khách ». Các đơn đặt hàng của khách được quản lý trong bảng cơ sở dữ liệu khác. Nếu bạn muốn thấy các đơn đặt hàng của mỗi khách sau khi gõ họ vào biểu mẫu, bạn hãy tạo một biểu mẫu con. Dưới mục Liên kết các trường chính, gõ trường dữ liệu từ cơ sở dữ liệu khách hàng mà phân biệt khách đó (Mã hiệu khách). Dưới mục Liên kết các trường phụ, gõ tên của một biến sẽ chấp nhận dữ liệu của trường « Mã_khách », v.d. « x ».

Biểu mẫu con nên hiển thị dữ liệu thích hợp từ bảng đơn đặt hàng (« Đặt_hàng ») cho mỗi mã hiệu khách (Mã_khách -> x). Chỉ có thể làm được nếu mỗi đơn đặt hàng được gán cho chỉ một khách hàng trong bảng đơn đặt hàng. Hoặc bạn có thể sử dụng trường khác tên Mã_khách; tuy nhiên, để chắc chắn rằng trường này không bị nhầm với cùng trường từ biểu mẫu chính, trường này được gọi là « Số_khách ».

Lúc này, hãy so sánh Số_khách trong bảng « Đặt hàng » với Mã_khách từ bảng « Khách », v.d. dùng biến x trong câu lệnh SQL này:

SELECT * FROM Đặt_hàng WHERE Số_khách =: x (nếu bạn muốn biểu mẫu con hiển thị mọi dữ liệu từ bảng đơn đặt hàng)

hoặc:

SELECT Mục FROM Đặt_hàng WHERE Số_khách =: x (nếu bạn muốn biểu mẫu con từ bảng đơn đặt hàng sẽ hiển thị chỉ dữ liệu nằm trong trường « Mục »)

Câu lệnh SQL có thể được nhập vào trường Nguồn dữ liệu, hoặc bạn có thể tạo truy vấn tham số thích hợp và dùng nó để tạo biểu mẫu con.

Liên kết các trường phụ

Nếu bạn tạo một biểu mẫu con, hãy gõ biến vào nơi có thể cất giữ giá trị từ trường biểu mẫu cha. Biểu mẫu con dựa vào truy vấn thì gõ biến bạn đã xác định trong truy vấn. Tạo biểu mẫu dùng câu lệnh SQL được gõ vào trường Nguồn dữ liệu thì gõ biến bạn đã dùng trong câu lệnh. Có thể chọn bất cứ tên biến nào. Để gõ nhiều giá trị, bấm tổ hợp phím Shift+Enter.

Chẳng hạn, nếu bạn đã xác định trường cơ sở dữ liệu Mã_khách như là trường cha dưới Liên kết các trường chính, bạn có thể xác định dưới Liên kết các trường phụ tên của biến sẽ chứa các giá trị của trường cơ sở dữ liệu Mã_khách. Lúc này nếu bạn xác định một câu lệnh SQL dùng biến này trong hộp Nguồn dữ liệu, các giá trị thích hợp sẽ được hiển thị trong biểu mẫu con.

Lọc

Hãy nhập những điều kiện cần thiết để lọc dữ liệu trong biểu mẫu. Các đặc tả lọc tùy theo quy tắc SQL, mà không dùng mệnh đề « WHERE ». Chẳng hạn, nếu bạn muốn hiển thị mọi bản ghi chứa tên « Thị », hãy gõ vào trường dữ liệu « Forename = 'Thị' ». Cũng có thể kết hợp các điều kiện, v.d. « Forename = 'Thị' OR Forename = 'Mai' ». Truy vấn này sẽ hiển thị mọi bản ghi đúng với một trong hai điều kiện đó.

Chức năng lọc có sẵn trong chế độ người dùng thông qua hai biểu tượng Tự động lọcLọc mặc định trên thanh Duyệt biểu mẫu.

Nguồn dữ liệu

Xác định nguồn dữ liệu đến đó biểu mẫu này nên tham chiếu. Bấm cái nút ... thì bạn gọi hộp thoại Mở trong đó bạn có thể chọn nguồn dữ liệu.

Nội dung

Xác định nội dung cần dùng cho biểu mẫu. Nội dung có thể là một bảng hay truy vấn đã tồn tại (được tạo trước trong cơ sở dữ liệu), hoặc nó có thể được xác định một bằng câu lệnh SQL. Trước khi bạn nhập nội dung, bạn cần phải xác định kiểu chính xác dưới Kiểu nội dung.

Nếu bạn đã chọn hoặc « Bảng » hay « Truy vấn » dưới Kiểu nội dung, hộp sẽ liệt kê mọi bảng và truy vấn được thiết lập trong cơ sở dữ liệu đã chọn.

Phân tích câu lệnh SQL

Xác định câu lệnh SQL có nên được LibreOffice phân tích hay không. Đặt thành « Cõ » thì bạn có thể bấm cái nút ... bên cạnh hộp liệt kê Nội dung. Hành động này sẽ mở một cửa sổ trong đó bạn có thể tạo một truy vấn cơ sở dữ liệu một cách đồ họa. Đóng cửa sổ đó thì câu lệnh SQL đại diện truy vấn đã tạo sẽ được chèn vào hộp liệt kê Nội dung.

Sắp xếp

Xác định những điều kiện sắp xếp dữ liệu trong biểu mẫu. Xác định này tuân theo quy tắc SQL, không dùng mệnh đề « ORDER BY ». Chẳng hạn, nếu bạn muốn mọi bản ghi của cơ sở dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần trong trường « Tên », và theo thứ tự giảm dần trong trường « Họ », hãy gõ « Tên ASC, Họ DESC ».

Những biểu tượng thích hợp trên thanh Duyệt biểu mẫu có thể được dùng trong chế độ Người dùng để: Sắp xếp tăng dần, Sắp xếp giảm dần, Sắp xếp.

Thanh duyệt

Xác định nếu những chức năng duyệt trên thanh biểu mẫu bên dưới có thể được dùng không.

Tùy chọn « Biểu mẫu cha » được dùng cho các biểu mẫu con. Bật tùy chọn này cho biểu mẫu con thì bạn có thể duyệt dùng các bản ghi của biểu mẫu chính, nếu con trỏ nằm trong biểu mẫu con. Biểu mẫu con được liên kết đến biểu mẫu cha bằng quan hệ (tỷ lệ) 1:1, vậy tiến trình duyệt luôn luôn được thực hiện trong biểu mẫu cha.

Biểu mẫu con là gì?

Biểu mẫu được tạo dựa vào một bảng cơ sở dữ liệu hay truy vấn cơ sở dữ liệu. Nó hiển thị đẹp dữ liệu, và cho người dùng gõ và chỉnh sửa dữ liệu.

Nếu bạn cần có một biểu mẫu tham chiếu đến dữ liệu trong bảng hay truy vấn, cũng có thể hiển thị dữ liệu từ bảng khác, bạn hãy tạo một biểu mẫu con. Chẳng hạn, biểu mẫu con có thể là hộp văn bản hiển thị dữ liệu của bảng cơ sở dữ liệu khác.

Biểu mẫu con là một thành phần thêm của biểu mẫu chính. Biểu mẫu chính có thể được gọi là « biểu mẫu cha » hay « biểu mẫu chủ ». Biểu mẫu con cần thiết khi bạn muốn truy cập hơn một bảng từ một biểu mẫu. Mỗi bảng thêm yêu cầu một biểu mẫu con riêng.

Vẫn còn có thể thay đổi biểu mẫu bình thường thành biểu mẫu con. Hãy vào Chế độ Thiết kế và mở Bộ duyệt biểu mẫu. Trong Bộ duyệt biểu mẫu, kéo một biểu mẫu vào biểu mẫu khác. Biểu mẫu đã kéo trở thành biểu mẫu con, còn biểu mẫu chứa nó trở thành biểu mẫu cha.

Người dùng tài liệu của bạn sẽ không thấy biểu mẫu có biểu mẫu con. Người dùng chỉ thấy một tài liệu hiển thị dữ liệu tồn tại, hoặc một tài liệu vào đó có thể gõ dữ liệu.

Hãy chọn Liên kết trường chính trong những trường dữ liệu của biểu mẫu cha. Trong biểu mẫu con, có thể đặt Liên kết trường phụ như là một trường sẽ tùy theo nội dung của Liên kết trường chính.

Khi người dùng duyệt dữ liệu, biểu mẫu luôn luôn hiển thị bản ghi dữ liệu hiện thời. Xác định biểu mẫu con thì nội dung của biểu mẫu con sẽ được hiển thị sau một khoảng đợi ngắn (khoảng 200 mili-giây). Khoảng đợi này cho bạn duyệt nhanh qua các bản ghi dữ liệu của biểu mẫu cha. Nếu bạn duyệt đến bản ghi dữ liệu cha kế tiếp bên trong khoảng đợi này, không cần lấy và hiển thị dữ liệu của biểu mẫu con.