Hàm Tài Chính (Phần 1)

Phân loại này chứa các hàm tài chính toán học của LibreOffice Calc.

ACCRINT

Tính tiền lãi để dồn lại trong trường hợp trả tiền định kỳ.

Cú pháp

ACCRINT(Issue; FirstInterest; Settlement; Rate; Par; Frequency; Basis)

Issue (Cấp) là ngày tháng đã cấp chứng khoán.

FirstInterest là ngày trả tiền lãi thứ nhất của chứng khoán.

Settlement là ngày vào đó sẽ tính tiền lãi để dồn lại đến điểm thời đó.

Tỷ_lệ là lãi suất danh nghĩa hàng năm (lãi suất trái phiếu).

Par là giá trị danh nghĩa của chứng khoán.

Tần_số là số lần trả tiền lãi trong mỗi năm (1, 2 hoặc 4).

Cơ_bản được chọn trong danh sách các tùy chọn, và ngụ ý nên tính năm như thế nào.

Cơ bản

Phép tính

0 hay thiếu

Phương pháp Mỹ (NASD), 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày

1

Số ngày chính xác trong tháng, số ngày chính xác trong năm

2

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 360 ngày

3

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 365 ngày

4

Phương pháp Âu, có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày


Ví dụ

Một chứng khoán được cấp vào ngày 2001-02-28. Ngày trả tiền lãi thứ nhất đã được đặt thành 2001-05-01. Lãi suất là 0.1 hoặc 10%, và giá trị danh nghĩa là 1000 đơn vị tiền tệ. Tiền lãi được trả mỗi sáu tháng (tần số là 2). Cơ bản là phương pháp Mỹ (0). Bao nhiêu tiền lãi đã tích lũy?

=ACCRINT("2001-02-28";"2001-08-31";"2001-05-01";0.1;1000;2;0) trả về 16.94444.

ACCRINTM

Tính tiền lãi để dồn lại của một chứng khoán trong trường hợp trả chỉ một lần vào ngày thanh toán.

Cú pháp

ACCRINTM(Issue; Settlement; Rate; Par; Basis)

Issue (Cấp) là ngày tháng đã cấp chứng khoán.

Settlement là ngày vào đó sẽ tính tiền lãi để dồn lại đến điểm thời đó.

Rate (Tỷ lệ) là lãi suất danh nghĩa hàng năm (lãi suất trái phiếu).

Par là giá trị danh nghĩa của chứng khoán.

Cơ_bản được chọn trong danh sách các tùy chọn, và ngụ ý nên tính năm như thế nào.

Cơ bản

Phép tính

0 hay thiếu

Phương pháp Mỹ (NASD), 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày

1

Số ngày chính xác trong tháng, số ngày chính xác trong năm

2

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 360 ngày

3

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 365 ngày

4

Phương pháp Âu, có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày


Ví dụ

Một chứng khoán được cấp vào ngày 2001-04-01. Ngày đến hạn thanh toán được đặt thành 2001-06-15. Lãi suất là 0,1 hoặc 10%, và giá trị danh nghĩa là 1000 đơn vị tiền tệ. Cơ bản của phép tính hàng ngày/năm là kết toán hàng ngày (3). Bao nhiêu tiền lãi đã dồn lại?

=ACCRINTM("2001-04-01";"2001-06-15";0.1;1000;3) trả về 20.54795.

AMORDEGRC

Tính số tiền khấu hao cho một thời kỳ trả hết theo sự thanh toán hạ. Không giống như hàm AMORLINC, ở đây thì dùng một hệ số khấu hao mà không phụ thuộc vào kỳ hạn có thể khấu hao.

Cú pháp

AMORDEGRC(Cost; DatePurchased; FirstPeriod; Salvage; Period; Rate; Basis)

Cost (Giá) là giá sở hữu.

DatePurchased là ngày tháng mua.

FirstPeriod (kỳ đầu) là ngày tháng kết thúc thời kỳ thanh toán đầu tiên.

Salvage là giá trị thanh lý của tài sản vốn ở kết thúc của kỳ hạn có thể khấu hao.

Period (Kỳ) là thời kỳ thanh toán cần tính.

Rate (Tỷ lệ) là tỷ lệ khấu hao.

Cơ_bản được chọn trong danh sách các tùy chọn, và ngụ ý nên tính năm như thế nào.

Cơ bản

Phép tính

0 hay thiếu

Phương pháp Mỹ (NASD), 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày

1

Số ngày chính xác trong tháng, số ngày chính xác trong năm

2

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 360 ngày

3

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 365 ngày

4

Phương pháp Âu, có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày


AMORLINC

Tính khấu hao trong một thời kỳ thanh toán dưới dạng thanh toán tuyến tính.

Cú pháp

AMORLINC(Cost; DatePurchased; FirstPeriod; Salvage; Period; Rate; Basis)

Cost (Giá) có nghĩa là giá sở hữu.

DatePurchased là ngày tháng mua.

FirstPeriod (kỳ đầu) là ngày tháng kết thúc thời kỳ thanh toán đầu tiên.

Salvage là giá trị thanh lý của tài sản vốn ở kết thúc của kỳ hạn có thể khấu hao.

Period (Kỳ) là thời kỳ thanh toán cần tính.

Rate (Tỷ lệ) là tỷ lệ khấu hao.

Cơ_bản được chọn trong danh sách các tùy chọn, và ngụ ý nên tính năm như thế nào.

Cơ bản

Phép tính

0 hay thiếu

Phương pháp Mỹ (NASD), 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày

1

Số ngày chính xác trong tháng, số ngày chính xác trong năm

2

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 360 ngày

3

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 365 ngày

4

Phương pháp Âu, có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày


DB

Trả về khấu hao của một tài sản trong một thời kỳ đã ghi rõ, dùng phương pháp giảm cấp số cộng.

Dạng khấu hao này được dùng nếu bạn muốn có một giá trị khấu hao cao hơn ở đầu của khoảng khấu hao (như trái ngược với khấu hao tuyến tính). Giá trị khấu hao bị giảm trong từng kỳ khấu hao theo khấu hao đã bị trừ khỏi giá đầu tiên.

Cú pháp

DB(Cost; Salvage; Life; Period; Month)

Giá là giá đầu tiên của một tài sản.

Thanh_lý là giá trị của một tài sản khi kết thúc thời kỳ khấu hao.

Life (đời sống) xác định thời kỳ trong đó một tài sản bị khấu hao.

Period (Kỳ) là chiều dài của mỗi thời kỳ. Chiều dài phải được nhập theo cùng một đơn vị ngày tháng với thời kỳ khấu hao.

Month (Tháng), tùy chọn, biểu hiện số tháng trong năm khấu hao thứ nhất. Không xác định riêng thì giá trị mặc định là 12.

Ví dụ

Một hệ thống máy tính có giá đầu tiên 25.000 đơn vị tiền tệ sẽ bị khấu hao trong một khoảng ba năm. Giá trị thanh lý sẽ là 1.000 đơn vị tiền tệ. Mỗi kỳ là 30 ngày.

=DB(25000;1000;36;1;6) = 1.075,00 đơn vị tiền tệ

Khấu hao giảm cố định của hệ thống máy tính đã mua là 1.075,00 đơn vị tiền tệ.

DDB

Trả về khấu hao của một tài sản trong một thời kỳ đã ghi rõ, dùng phương pháp giảm cấp số cộng.

Hãy dùng dạng khấu hao này nếu bạn cần thiết một giá trị khấu hao đầu tiên cao hơn như trái ngược với phương pháp khấu hao tuyến tính. Giá trị khấu hao cứ giảm sau mỗi kỳ, và thường được dùng đối với các tài sản mất giá trong một thời gian ngắn sau khi mua (v.d. chiếc xe, máy tính). Lưu ý: giá trị sổ sách không bao giờ bằng không theo cách tính này.

Cú pháp

DDB(Cost; Salvage; Life; Period; Factor)

Cost (Chi phí) xác định giá mua đầu tiên của một tài sản.

Salvage (Giá trị thanh lý) xác định giá trị của một tài sản ở kết thúc của kỳ hạn.

Life là số kỳ thời gian (ví dụ, năm hay quý) xác định tài sản dùng được bao lâu.

Period trạng thái từng kì của giá trị sẽ được tính.

Factor (hệ số), tùy chọn, là hệ số theo đó giảm khấu hao. Không nhập giá trị thì hệ số mặc định là 2.

Ví dụ

Một hệ thống máy tính được mua với giá trị đầu tiên 75.000 đơn vị tiền tệ. Nó sẽ bị khấu hao hàng tháng trong kỳ hạn 5 năm. Giá trị cuối cùng sẽ là 1 đơn vị tiền tệ. Hệ số là 2.

=DDB(75000;1;60;12;2) = 1.721,81 đơn vị tiền tệ. Vì vậy, khấu hao giảm đôi trong tháng thứ nhất sau khi mua là 1.721,81 đơn vị tiền tệ.

DISC

Tính tiền bớt theo phần trăm của một chứng khoán.

Cú pháp

DISC("Settlement"; "Maturity"; Price; Redemption; Basis)

Thanh_toán là ngày tháng đã mua chứng khoán.

Đến_hạn là ngày tháng vào đó chứng khoán hết hạn dùng.

Price là giá của chứng khoán cho mỗi 100 đơn vị tiền tệ giá trị danh nghĩa.

Redemption (sự trả hết) là giá trị trả hết của chứng khoán cho mỗi 100 đơn vị tiền tệ mệnh giá.

Cơ_bản được chọn trong danh sách các tùy chọn, và ngụ ý nên tính năm như thế nào.

Cơ bản

Phép tính

0 hay thiếu

Phương pháp Mỹ (NASD), 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày

1

Số ngày chính xác trong tháng, số ngày chính xác trong năm

2

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 360 ngày

3

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 365 ngày

4

Phương pháp Âu, có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày


Ví dụ

Một chứng khoán được mua vào ngày 2001-01-25; ngày đến hạn thanh toán là 2001-11-15. Giá (giá mua) là 97, giá trị đáo hạn là 100. Dùng phép tính kết toán hàng ngày (cơ bản 3), bao cao là sự thanh toán (tiền bớt)?

=DISC("2001-01-25";"2001-11-15";97;100;3) trả về khoảng 0.0372 hay 3.72 phần trăm.

DURATION_ADD

Tính thời lượng của một chứng khoán lãi suất cố định, theo năm.

Biểu tượng Ghi chú

The functions whose names end with _ADD or _EXCEL2003 return the same results as the corresponding Microsoft Excel 2003 functions without the suffix. Use the functions without suffix to get results based on international standards.


Cú pháp

DURATION_ADD("Settlement"; "Maturity"; Coupon; Yield; Frequency; Basis)

Thanh_toán là ngày tháng đã mua chứng khoán.

Đến_hạn là ngày tháng vào đó chứng khoán hết hạn dùng.

Coupon (Phiếu lãi) là lãi suất trái phiếu hàng năm (lãi suất danh nghĩa).

Lợi là tổng lợi tức hàng năm của chứng khoán.

Tần_số là số lần trả tiền lãi trong mỗi năm (1, 2 hoặc 4).

Cơ_bản được chọn trong danh sách các tùy chọn, và ngụ ý nên tính năm như thế nào.

Cơ bản

Phép tính

0 hay thiếu

Phương pháp Mỹ (NASD), 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày

1

Số ngày chính xác trong tháng, số ngày chính xác trong năm

2

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 360 ngày

3

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 365 ngày

4

Phương pháp Âu, có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày


Ví dụ

Một chứng khoán được mua vào ngày 2001-00-01; ngày đến hạn thanh toán là 2006-01-01. Lãi suất danh nghĩa là 8%. Lợi tức là 9,0%. Tiền lãi được trả mỗi nửa năm (tần số là 2). Dùng phép tính tiền lãi kết toán hàng ngày (cơ bản 3), thời lượng đã sửa đổi là bao lâu?

=DURATION_ADD("2001-01-01";"2006-01-01";0.08;0.09;2;3)

EFFECTIVE

Trả về lãi xuất ròng hàng năm đối với một lãi suất danh nghĩa.

Tiền lãi danh nghĩa thì đại diện tiền lãi phải trả ở kết thúc của một thời kỳ tính. Tiền lãi hiệu dụng sẽ tăng tùy theo số lần trả tiên. Tức là tiền lãi thường được trả một phần mỗi lần (v.d. hàng tháng hoặc hàng quý) trước khi kết thúc của thời kỳ tính.

Cú pháp

EFFECTIVE(Nom; P)

Nom là tiền lãi danh nghĩa.

P là số lần trả tiền lãi trong mỗi năm.

Ví dụ

Nếu lãi suất danh nghĩa hàng năm là 9,75%, và xác định bốn thời kỳ tính tiền lãi, lãi suất thật (tỷ lệ hiệu dụng) là gì?

=EFFECTIVE(9.75%;4) = 10.11% Lãi suất hàng năm hiệu dụng thì là 10.11%.

EFFECT_ADD

Tính lãi suất hàng năm hiệu dụng dựa vào lãi suất danh nghĩa và số lần trả tiền lãi trong mỗi năm.

Biểu tượng Ghi chú

The functions whose names end with _ADD or _EXCEL2003 return the same results as the corresponding Microsoft Excel 2003 functions without the suffix. Use the functions without suffix to get results based on international standards.


Cú pháp

EFFECT_ADD(NominalRate; NPerY)

NominalRate là lãi suất danh nghĩa hàng năm.

NPerY là số lần trả tiền lãi trong mỗi năm.

Ví dụ

Tính lãi suất hàng năm khi có lãi suất danh nghĩa 5,25% và trả hàng quý.

=EFFECT_ADD(0.0525;4) trả về 0.053543 hoặc 5.3534%.

IRR

Tính tỷ suất lợi tức nội bộ của một đầu tư nào đó. Các giá trị đại diện giá trị luồng tiền mặt sau mỗi khoảng thời gian: ít nhất một giá trị phải là số âm (tiền trả), và ít nhất một giá trị phải là số dương (lợi tức).

If the payments take place at irregular intervals, use the XIRR function.

Cú pháp

IRR(Values; Guess)

Values (các giá trị) đại diện một mảng chứa các giá trị.

Guess (đoán), tùy chọn, là giá trị ước lượng. Một phương pháp lặp đi lặp lại được dùng để tính tỷ suất lợi tức nội bộ. Nếu có thể cung cấp vài giá trị thì nên cung cấp một ước lượng ban đầu để cho phép lặp lại.

Ví dụ

Giả sử nội dung ô là A1=-10000, A2=3500, A3=7600 và A4=1000, công thức =IRR(A1:A4) trả về kết quả 80,24%.

Biểu tượng Cảnh báo

Because of the iterative method used, it is possible for IRR to fail and return Error 523, with "Error: Calculation does not converge" in the status bar. In that case, try another value for Guess.


ISPMT

Tính cấp tiền lãi cho các phần trả thanh toán mỗi lần.

Cú pháp

ISPMT(Rate; Period; TotalPeriods; Invest)

Rate (tỷ lệ) đặt lãi suất định kỳ.

Period (kỳ) là số phần trả mỗi lần để tính tiền lãi.

TotalPeriods là tổng số kỳ cần trả tiền mỗi lần.

Invest là số tiền đã đầu tư.

Ví dụ

Đối với một số tiền tin dụng 120.000 đơn vị tiền tệ trong thời kỳ 2 năm và phần trả mỗi tháng, tại lãi suất hàng năm 12%, tính số tiền lãi sau 1,5 năm.

=ISPMT(1%;18;24;120000) = -300 đơn vị tiền tệ. Tiền lãi hàng tháng sau 1,5 năm là 300 đơn vị tiền tệ.

PV

Trả về giá trị hiện tại của một đầu tư kết quả do một dãy các sự trả tiền định kỳ.

Hãy dùng hàm này để tính số tiền cần đầu tư theo một tỷ lệ cố định hôm nay, để nhận được một số tiền cố định (một niên khoán) trong một số thời kỳ đã ghi rõ. Bạn cũng có thể xác định bao nhiêu tiền sẽ còn lại ở kết thúc của thời ký đó. Cũng nên ghi rõ nếu tiền sẽ được trả ở đầu hoặc cuối của mỗi thời kỳ.

Hãy nhập các giá trị này dưới dạng số, biểu thức hoặc tham chiếu. Nếu, chẳng hạn, tiền lãi được trả hàng năm tại 8%, còn bạn muốn đặt một thág là kỳ, nhập « 8%/12 » vào dưới Tần số và LibreOffice Calc sẽ tự động tính hệ số đúng.

Cú pháp

PV(Rate; NPer; Pmt; FV; Type)

Rate (tỷ lệ) xác định lãi suất trong mỗi kỳ.

NPer là tổng số kỳ (thời kỳ trả).

Pmt là số tiền được trả định kỳ, trong mỗi thời kỳ.

FV, tùy chọn, xác định giá trị tương lai còn lại sau lần cuối cùng trả tiền.

Type (Kiểu) là tùy chọn, và biểu hiện ngày đến hạn trả tiền. « Type=1 » có nghĩa là đến hạn ở đầu của thời kỳ, còn « Type=0 » (mặc định) nghĩa là đến hạn ở kết thúc của thời kỳ.

In the LibreOffice Calc functions, parameters marked as "optional" can be left out only when no parameter follows. For example, in a function with four parameters, where the last two parameters are marked as "optional", you can leave out parameter 4 or parameters 3 and 4, but you cannot leave out parameter 3 alone.

Ví dụ

Hãy tính giá trị hiện tại của một đầu tư, nếu 500 đơn vị tiền tệ được trả hàng tháng và lãi suất hàng năm là 8%. Thời kỳ trả là 48 tháng, và 20.000 đơn vị tiền tệ nên còn lại ở kết thúc thời kỳ trả.

=PV(8%/12;48;500;20000) = -35.019,37 đơn vị tiền tệ. Dưới các điều kiện đặt tên, bạn phải gửi 35.019,37 đơn vị tiền tệ vào hôm nay, nếu bạn muốn nhận được 500 đơn vị tiền tệ hàng tháng trong khoảng 48 tháng và có 20.000 đơn vị tiền tệ còn lại ở kết thúc. Kiểm tra chéo thì (48×500)+20.000=44.000 đơn vị tiền tệ. Hiệu giữa số tiền này và 35.000 đơn vị tiền tệ được gửi thì đại diện tiền lãi đã trả.

Nếu bạn nhập tham chiếu vào công thức, thay cho các giá trị này, bạn có thể tính bất cứ số nào kịch bản « Nếu-thì ». Ghi chú : tham chiếu đến hằng phải được xác định dưới dạng tham chiếu tuyệt đối. Các mẫu thí dụ về kiểu công việc này nằm dưới các hàm khấu hao.

RECEIVED

Tính số tiền đã nhận mà được trả đối với một chứng khoán lãi suất cố định vào một điểm thời nào đó.

Cú pháp

RECEIVED("Settlement"; "Maturity"; Investment; Discount; Basis)

Thanh_toán là ngày tháng đã mua chứng khoán.

Đến_hạn là ngày tháng vào đó chứng khoán hết hạn dùng.

Investment (Đầu tư) là giá mua.

Hạ_giá là hệ số bớt giá (theo phần trăm) khi mua chứng khoán.

Cơ_bản được chọn trong danh sách các tùy chọn, và ngụ ý nên tính năm như thế nào.

Cơ bản

Phép tính

0 hay thiếu

Phương pháp Mỹ (NASD), 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày

1

Số ngày chính xác trong tháng, số ngày chính xác trong năm

2

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 360 ngày

3

Số ngày chính xác trong tháng, năm có 365 ngày

4

Phương pháp Âu, có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày


Ví dụ

Ngày tháng thanh toán: 1999-02-15, ngày tháng đến hạn thanh toán: 1999-05-15, tiền đầu tư : 1000 đơn vị tiền tệ, bớt giá: 5,75%, cơ bản: kết toán hàng ngày/360 = 2.

Số tiền được nhận vào ngày đến hạn thanh toán được tính như sau :

=RECEIVED("1999-02-15";"1999-05-15";1000;0.0575;2) trả về 1014.420266.

SYD

Trả bề tỷ lệ khấu hao hạ cấp số cộng.

Hãy dùng hàm này để tính số tiền khấu hao trong một thời kỳ của tổng kỳ hạn khấu hao của một đối tượng. Phương pháp khấu hao giảm cấp số cộng thì giảm số tiền khấu hao từ kỳ này đến kỳ kia theo một số tiền cố định.

Cú pháp

SYD(Cost; Salvage; Life; Period)

Giá là giá đầu tiên của một tài sản.

Salvage (giá trị thanh lý) là giá trị của một tài sản sau khi khấu hao.

Life (Kỳ hạn) là thời kỳ trong đó một tài sản bị khấu hao.

Period (Thời kỳ) xác định thời kỳ trong đó cần tính khấu hao.

Ví dụ

Một hệ thống ảnh động định giá đầu tiên 50.000 đơn vị tiền tệ sẽ bị khấu hao hàng năm trong 5 năm sau. Giá trị thanh lý sẽ là 10.000 đơn vị tiền tệ. Tính khấu hao trong năm thứ nhất.

=SYD(50000;10000;5;1)=13,333.33 đơn vị tiền tệ. Số tiền khấu hao trong năm thứ nhất là 13,333.33 đơn vị tiền tệ.

Để xem toàn cảnh các tỷ lệ khấu hao trong mỗi thời kỳ, tốt nhất khi xác định một bảng khấu hao. Bằng cách nhập vào các công thức khấu hao khác nhau có sẵn cạnh nhau trong LibreOffice Calc, bạn có thể thấy dạng khấu hao nào là thích hợp nhất. Hãy nhập bảng như sau :

Mode

Mode

Mode

Mode

Mode

1

195

195

195

195

195

2

10,666.67 đơn vị tiền tệ

10,666.67 đơn vị tiền tệ

195

195

10,666.67 đơn vị tiền tệ

3

195

10,666.67 đơn vị tiền tệ

4

183

10,666.67 đơn vị tiền tệ

5

148

10,666.67 đơn vị tiền tệ

6

195

10,666.67 đơn vị tiền tệ

7

195

10,666.67 đơn vị tiền tệ

8

170

9

148

10

195

11

170

12

13

170

195

10,666.67 đơn vị tiền tệ


Ô E2 chứa công thức này:

=TDIST(12;5;1)

Công thức này được nhân đôi trong cột E, đến ô E11 (chọn ô E2, sau đó kéo chuột xuống tới góc dưới bên phải).

Ô E13 chứa công thức được dùng để kiểm tra tổng số các số tiền khấu hao. Nó dùng hàm SUMIF vì các giá trị âm trong phạm vi ô E8:E11 không nên được tính. Điều kiện >0 nằm trong ô A13. Công thưc trong ô E13 là:

=TDIST(12;5;1)

Sau đó thì xem khấu hao trong khoảng 10 năm, hoặc theo giá trị thanh lý 1 đơn vị tiền tệ, hoặc nhập một giá mua đầu tiên khác, v.v.

Hàm Tài Chính (Phần 2)

Hàm Tài Chính (Phần 3)

Functions by Category